Mặc dù chỉ sở hữu khoảng 20% thị phần trên thị trường dịch vụ Cloud Server tại Việt Nam, nhưng với tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng cùng sự bùng nổ về nhu cầu sử dụng như hiện nay, các doanh nghiệp nội địa toàn toàn có cơ sở để mở rộng vị thế và giành cho mình những chỗ đứng thuận lợi trong bản đồ điện toán đám mây nước nhà.
Tình hình phát triển dịch vụ Cloud Server tại Việt Nam
10 năm trở lại đây, thị trường điện toán đám mây Việt Nam trở nên vô cùng sôi động nhờ sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của rất nhiều doanh nghiệp đến từ trong và ngoài nước, với đa dạng các hình thức kinh doanh khác nhau. Chính nhờ ưu điểm vượt trội so với VPS thông thường mà dịch vụ này đang dần trở thành sự lựa chọn hàng đầu của rất nhiều doanh nghiệp trong việc đáp ứng các nhu cầu liên quan đến hệ thống máy chủ, tạo đà thúc đẩy sự tăng trưởng của công nghệ Cloud Server tại Việt Nam.
Có 2 nguyên nhân khiến dịch vụ Cloud Server do doanh nghiệp Việt cung cấp chưa có chỗ đứng đủ vững chắc trên thị trường. Thứ nhất, đối với những startup hay công ty vừa và nhỏ, họ rất cần một hệ sinh thái chuyên biệt để cung cấp những công cụ và môi trường phát triển phần mềm cho hoạt động kinh doanh của mình. Chính vì thế, đơn giản và nhanh nhất là tìm đến dịch vụ điện toán đám mây nước ngoài. Chi phí, vấn đề kỹ thuật hay đường truyền thực sự không phải là vấn đề gì quá lớn đối với họ.

Thứ hai, khi sử dụng hạ tầng đám mây do doanh nghiệp trong nước cung cấp, khá nhiều công ty tỏ ra lo ngại về vấn đề bảo mật, hỗ trợ kỹ thuật, khả năng khôi phục dữ liệu,…. Tựu chung lại, hệ sinh thái vẫn là yếu tố tiên quyết khiến hàng nội địa “yếu thế” ngay trên sân nhà.
Một số doanh nghiệp nội địa cung cấp dịch vụ Cloud Server nổi bật tại Việt Nam
Viettel IDC
Là nhà cung cấp dịch vụ Cloud Server đầu tiên tại Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế, có tốc độ phát triển đầy ấn tượng trong năm 2020 vừa qua, Viettel IDC xứng đáng là đối tác tiềm năng cho mọi doanh nghiệp. Bên cạnh ưu thế liên quan đến Datacenter, giá thuê dịch vụ của đơn vị này cũng khá rẻ, chỉ từ 167 VNĐ cho 1 giờ sử dụng.

FPT
Bên cạnh Viettel IDC, FPT cũng là một ông lớn trong ngành dịch vụ điện toán đám mây tại Việt Nam. Việc tận dụng lợi thế từ mạng lưới rộng khắp cả nước, có nhiều tuyến kết nối đến các quốc gia phát triển trên thế giới như Mỹ, Úc, Nhật Bản,… và ứng dụng kết nối trực tiếp với mạng FPT Telecom giúp đảm bảo việc truyền tải dữ liệu tốc độ cao được diễn ra thông suốt, ít sự cố.
BizFly Cloud
Cloud Server là một trong những sản phẩm có giá trị nhất mà BizFly Cloud tung ra thị trường cho đến thời điểm hiện tại. Doanh nghiệp này cũng gây dựng được vị thế đáng nể khi là đối tác của rất nhiều đơn vị lớn như VTV, Vingroup, IvyModa, Sapo,….
VNG Cloud
Được ví như startup kỳ lân của VNG, VND Cloud cung cấp dịch vụ điện toán đám mây đạt chuẩn quốc tế, với hệ thống Datacenter đặt tại Việt Nam, đảm bảo vấn đề bảo mật dữ liệu tuyệt vời và phù hợp với các tiêu chuẩn an toàn của Luật An ninh mạng.

Đánh giá tiềm năng phát triển dịch vụ Cloud Server made in Vietnam
Ông Nguyễn Khắc Lịch, phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin Việt Nam đã khẳng định, công nghệ điện toán đám mây là một trong những lĩnh vực sẽ nhận được sự quan tâm đặc biệt trong thời gian sắp tới.
Chính vì thế, nhiều chuyên gia đã đưa ra những dự báo vô cùng khả quan về tiềm năng của thị trường này. Đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng của Cloud Server sẽ tăng khoảng 30 – 40%, quy mô thị trường ước tính đạt ngưỡng 500 triệu USD. Đồng thời, những diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 tại Việt Nam và thế giới sẽ đóng vai trò giống như một chất xúc tác tạo nên sự thay đổi cục diện thị phần và mang đến cơ hội lý tưởng cho các doanh nghiệp nội địa.
Bên cạnh đó, các đơn vị phát triển dịch vụ Cloud Server made in Việt Nam cũng được thừa hưởng những đặc quyền từ chính sách của Nhà nước, dần dần tạo được thiện cảm và lòng tin từ khách hàng. Tuy còn nhiều thách thức cần đối mặt nhưng nhìn chung đây cũng là những dấu hiệu tích cực hứa hẹn một thị trường điện toán đám mây sôi động hơn nữa trong tương lai.