Cách tạo tên miền phụ SubDomain vẫn luôn khiến không ít newbie bối rối mặc dù khái niệm subdomain đã quá quen thuộc trong giới quản trị mạng. Vì vậy, bài viết này sẽ hướng dẫn các bước đơn giản để setup một subdomain mới nhằm hỗ trợ kinh doanh hiệu quả nhất.

Tên miền phụ Subdomain là gì?
Tên miền phụ hay còn gọi là SubDomain là phần mở rộng của tên miền. SubDomain có thể hoạt động như một tên miền độc lập và giúp chúng ta tạo ra nhiều website dựa trên lĩnh vực kinh doanh chính mà không phải chi trả các khoản phí để đăng ký tên miền mới. Đây là một yếu tố khá quan trọng mà nhiều nhà quản trị website bỏ qua trong quá trình xây dựng website của mình.
Nói tóm lại, Subdomain là tên miền phụ mà chúng ta có thể tạo ra từ tên miền chính. Chúng sở hữu các chức năng như tên miền chính. Ví dụ: Tên miền chính là “bkns.vn” thì tên miền phụ có thể là “forum.bkns.vn”.
Cách tạo tên miền phụ SubDomain đơn giản nhất
Nếu biết cách, việc setup một tên miền phụ sẽ không mất quá 5 phút. Về cơ bản, bạn cần thực hiện theo 3 bước sau để tạo tên miền phụ:
- Bước 1: Vào thư mục Control Panel sau đó bấm và chọn SubDomain.

- Bước 2: Nhập SubDomain mà bạn dự định tạo, sau đó ấn nút “Create”

- Bước 3: Vào danh sách “Những SubDomain hiện hành” để tìm đường dẫn tới thư mục của SubDomain.
- Bước 4: Tiến hành upload source web vào thư mục SubDomain vừa tạo để hoàn tất quá trình
Với mỗi tên miền phụ SubDomain, bạn có thể tăng cơ hội tiếp cận với các đối tượng khách hàng tiềm năng khác nhau. Vì vậy, hãy sử dụng cách tạo tên miền phụ SubDomain trên để tạo ra nhiều tên miền phụ, nhắm đến nhiều khách hàng mục tiêu.

Khi nào nên sử dụng SubDomain?
Có phải khi nào tên miền phụ cũng cần thiết đối với các doanh nghiệp? Chúng ta cần biết rằng mặc dù là một công cụ miễn phí nhưng sử dụng SubDomain đúng mục đích mới có thể mang lại hiệu quả cao nhất. Bạn nên thiết lập tên miền phụ khi:
Ra mắt các sản phẩm, dịch vụ mới với thiết kế riêng, nội dung khác biệt
Trong trường hợp này, sử dụng SubDomain để hỗ trợ quảng cáo sẽ mang lại hiệu quả cao. Đồng thời, doanh nghiệp cũng có thể kiểm định độ “hot” của sản phẩm mới để ra quyết định tiếp tục đẩy mạnh phát triển hoặc chuyển hướng sang mặt hàng khác.
Hỗ trợ về mặt nội dung cho trang web chính
Đối với những doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề, việc dồn vào 1 website sẽ khiến cho nội dung bị chồng chéo và thiếu logic. Lúc này, tách ra làm nhiều tên miền phụ và phân công cấp quản trị sẽ mang lại nhiều lợi ích về hình ảnh và lợi ích quản lý cho doanh nghiệp.

Tối ưu hóa SEO
SubDomain là một trong những biện pháp tối ưu hóa lượng truy cập và tăng thứ hạng tìm kiếm hiệu quả. Tên miền phụ được xác định động lập với tên miền gốc. Do đó, càng có nhiều SubDomain bạn càng nhận được nhiều sự hỗ trợ trong việc quảng bá sản phẩm ở website chính.
Hiện nay, SubDomain vẫn được đánh giá là công cụ tuyệt vời trong lĩnh vực kinh doanh trên mạng xã hội. Cách tạo tên miền phụ SubDomain như hướng dẫn trên cũng rất đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên, nhớ đừng quá lạm dụng SubDomain nhé, hẹn gặp lại bạn ở bài viết sau của Ola nhé!